Truy tặng Thư_Ngọc_Hầu

Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long vào năm Nhâm Tuất (1802), đã cho truy tặng các tướng sĩ có công dựng lại cơ nghiệp, trong số ấy có ông Nguyễn Văn Thư được ban Đặc Tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Trụ quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu.

Sách Đại Nam nhất thống chí, phần "Nhân vật" tỉnh Định Tường[4] chép: Nguyễn Văn Thư người huyện Kiến Phong, khẳng khái có khí tiết, bắt đầu chiêu mộ binh mã, theo Tôn Thất Hội đi đánh giặc, trải làm đến Hậu quân, Phó tướng, Khâm sai, Chưởng cơ, đi theo đánh Thị Nại, bị đại bác của giặc bắn chết, tặng Chưởng Dinh, liệt thờ ở miếu Trung Hưng Công Thần.

Tuy nhiên, mãi đến cuối đông năm Giáp Tuất (1814), một chiếc ghe bầu chở sứ giả của triều đình đến cù lao Giêng để báo hung tin và bàn bạc việc tổ chức lễ "du hồn" (đưa hồn về). Và ba hình nhân bằng sáp được làm từ kinh đô Huế, đều mặc võ phục thủy binh, có kích thước gần bằng người thật, tượng trưng thi hài của ông Thư và hai em, mới được mai táng tại quê nhà theo đúng quân cách.

Khu mộ của ba ông được gọi là Lăng Ba Quan Thượng Đẳng, hiện nằm trong một khu vườn của dòng Nguyễn Tộc, thuộc cù lao Giêng.